SÁCH “TỨ THƯ BÌNH GIẢI” CỦA LÝ MINH TUẤN

Cần phải nhận rằng, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc.

Ngày xưa, thời phong kiến, giới nho sĩ nước ta chủ yếu được đào tạo những kiến thức nằm trong hai bộ sách kinh điển: Tứ thưNgũ kinh. Trong đó Tứ thư, theo một ý nghĩa nào đó, giống như sách gối đầu giường của Nho gia.

Ngày nay, người Việt ít người đọc loại sách này. Những ai muốn hiểu lịch sử tư tưởng, rộng hơn là lịch sử văn hóa Việt Nam thì không thể bỏ qua bộ Tứ thư

Trước đây đã có những học giả nổi tiếng dịch thuật, chú giải về Tứ thư (như: Đoàn Trung Còn, Nguyễn Hiến Lê…), nay thêm Lý Minh Tuấn.

BÌA TRƯỚC

Sách Tứ thư bình giải được Nxb. Tôn giáo ấn phát hành năm 2011, khổ lớn (A4), có dung lượng 1.567 trang, đóng bìa cứng. (Theo tôi, đây là một cuốn sách quý).

BÌA SAU

Trong sách, Lý Minh Tuấn đã giới thiệu, bình chú đầy đủ nội dung bộ Tứ thư.

ĐỘ DÀY CỦA SÁCH

Lý Minh Tuấn là người am hiểu Tứ thư và có nhiều năm giảng dạy về Nho giáo. Tứ thư bình giải là công trình hệ thống hóa các bài giảng của ông.

Mục đích của tác giả khi soạn sách là cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về tư tưởng Nho giáo.

Từ đó khơi dậy những giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp đã bị lãng quên trong bối cảnh xã hội đang thiên về lối sống vật chất hiện nay.

Lý Minh Tuấn là bậc thầy cao niên, nhưng với tấm lòng yêu người, thương đời ông đã cống hiến một công trình học thuật rất đáng trân trọng.

Tứ thư bình giải sẽ đem đến nhiều điều tốt đẹp cho những ai biết khai thác những giá trị ẩn tàng trong nó…

Leave a Reply

Your email address will not be published.