Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp (Phan Ngọc)

BÌA TRƯỚC SÁCH

Tiếp xúc văn hóa Đông Tây diễn ra từ mấy trăm năm trước, thậm chí còn xa hơn…

Việt Nam trong tiến trình lịch sử thế giới đã có sự tiếp xúc ngày càng rõ nét với văn hóa phương Tây, trong đó có văn hóa Pháp.

Tiếp xúc văn hóa Đông Tây, cụ thể hơn là tiếp xúc văn hóa Việt – Pháp đã có nhiều nghiên cứu, chương trình giảng dạy cho sinh viên một số trường đại học.

Với chỉ 218 trang, khổ 14×20,5, cuốn sách của Phan Ngọc không chỉ đẹp về hình thức (cái đẹp dung dị, không màu mè) mà còn “nặng đồng cân” về nội dung khi viết về chủ đề này. Nghiên cứu của Phan Ngọc, như ông nói, thai nghén từ thập niên 1960 đến nay (2018) mới chính thức công bố.

Ngoài lời nói đầu, nội dung sách được chia thành 8 chương. Trong đó:

* Chương I: Sự tiếp xúc với phương Tây trước cuộc xâm lược;

* Chương II: Triều đình Việt Nam trước họa mất nước;

* Chương III: Nhận xét chung về sự tiếp xúc giữa đạo Gia Tô và văn hóa cũ;

* Chương IV: Quá trình diễn biến tư tưởng của Việt Nam trong gần một thế kỷ (1859-1945);

* Chương V: Sự đổi mới tư tưởng;

* Chương VI: Quá trình tiếp thu văn hóa Pháp;

* Chương VII: Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Việt Nam và Pháp;

* Chương VIII: Sự tiếp xúc văn học.

Diễn trình tiếp xúc văn hóa của hai dân tộc đã được tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng và trình bày một cách cô đọng thông qua một số biểu hiện nổi bật liên quan về tôn giáo, hệ tư tưởng, ngôn ngữ và văn học…

Trong lời nói đầu, Phan Ngọc nói: “Nước Việt Nam là nước nhỏ. Chúng ta sẽ làm việc nhỏ để đổi mới cuộc sống của nhân dân lao động”. Tôi hiểu ý Phan Ngọc muốn diễn đạt việc nghiên cứu và công bố của ông là một việc nhỏ để góp phần công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Nhưng khi đọc công trình “nhỏ” này, tôi lại thấy nó không hề nhỏ chút nào, nó có giá trị lớn trong mắt tôi…!!!

Hà Nội, ngày 25-12-2019

Bùi Hồng Vạn

Leave a Reply

Your email address will not be published.