“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

Ai cũng biết, đây là câu thành ngữ Việt. Nhưng cái gọi là Việt này bao gồm trong nó 54 tộc người đang sinh tồn, phát triển trên dải đất hình chữ S có tên VIỆT NAM. Tộc người nào là chủ nhân của câu thành ngữ này, họ nói bao giờ và ở đâu?

Hầu như mọi người đều hiểu nội dung câu thành ngữ trên muốn nói đến một hiện tượng ngang bằng, tương đương nhau trong cuộc sống. Từ đây xuất hiện thêm câu hỏi: Tại sao người ta ví von, so sánh khập khiễng như thế? Tám lạng cách nửa cân ba lạng mà vẫn được xem là ngang nhau thì cũng lạ… Những câu hỏi đó cứ “theo tôi” suốt một thời tuổi trẻ. Để rồi…

Một ngày kia, những câu hỏi của tôi được giải đáp. Thầy dạy môn Dân tộc học đã giải thích cho chúng tôi câu thành ngữ này. Thầy bảo: trước đây có thời con người dùng chiếc cân với quy ước – một cân = 16 lạng. Vì thế, “kẻ tám lạng, người nửa cân” là câu nói chính xác, hàm nghĩa thực không theo lối nói ẩn dụ…

Vậy đó, “có học có hơn”… Bất giác, tôi ngước nhìn chữ HỌC (được viết bằng chữ Hán của một thầy đồ tặng) treo trên tường bàn làm việc, bên dưới là hai câu đối: “Biển học mênh mông”, “Chuyên cần đỗ bến”…

Hà Nội, ngày 27-02-2020

Bùi Tâm Văn

Leave a Reply

Your email address will not be published.