“Nhân danh học Việt Nam”

Đây là tên cuốn sách của PGS.TS Lê Trung Hoa, được Nxb Trẻ xuất bản năm 2013. Sách được in khổ 14cm x 20cm, tổng số 163 trang.

Phải nói ngay rằng, theo suy nghĩ riêng của tôi, thì đây là một cuốn sách hay, có giá trị về Nhân danh học Việt Nam.

“Nhân danh học” là một một bộ phận của “Danh xưng học” – một ngành của Ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu về tên người.

Trên thế giới, Nhân danh học xuất hiện vào cuối của thế kỷ XIX, phát triển mạnh ở các nước Âu – Mỹ, đã có hàng trăm công trình công bố. Trong khi đó, ở nước ta trước khi sách này xuất bản mới có “dăm bài nghiên cứu về một vài phương diện của họ và tên người Việt Nam” (Lời nói đầu).

Mặc dù là một công trình nghiên cứu mang tính sơ khảo, nhưng đây là một công trình có giá trị về Nhân danh học Việt Nam. Ngoài lời nói đầu, tài liệu tham khảo, nội dung sách bao gồm: Tổng quan, Họ, Tên đệm, Tên chính, Các nhóm danh hiệu và Cách gọi tên của người Việt.

Có một nét tâm lý chung trong con người là tò mò về quá khứ, về nguồn gốc của mình (bao gồm nguồn gốc của bản thân, gia đình và dòng họ), nguồn gốc của dân tộc, đất nước, thậm chí là nguồn gốc của nhân loại, của vũ trụ, tự nhiên…

Các bạn có hứng thú với việc tìm hiểu cội nguồn tên người (gồm tên họ, đệm, tên) của người Việt Nam sẽ tìm thấy trong cuốn sách này nhiều điều bổ ích và lý thú.

Tuy chưa thỏa mãn hết nhu cầu của người đọc liên quan đến chủ đề, nhưng trong tình hình nghiên cứu hiện nay, việc tác giả làm được thật đáng trân trọng. Chúng ta chịu ơn tác giả khi đọc cuốn sách này…

Xin trân trọng chia sẻ với độc giả yêu quí của trang blog buitamvan.com về cuốn sách!

Hà Nội, ngày 06-03-2020

Bùi Tâm Văn

Leave a Reply

Your email address will not be published.