Có những tác phẩm thi ca vĩ đại, nhưng không có tác phẩm nào quan trọng bằng những bài thơ “haiku” (loại thơ độc đáo của Nhật Bản, mỗi bài chỉ có 17 âm tiết)…
Khi nghe/đọc haiku, bạn phải mường tượng ra nó. Nó nhỏ bé đến nỗi vấn đề không phải là hiểu, mà phải bước vào trong nó. Chẳng hạn mấy câu haiku của Basho sau đây:
Cái ao xưa cũ
Con ếch nhảy vào
Bõm!
Bài haiku nói đến cái ao xưa cũ, cây cối xưa cũ, những hòn đá xưa cũ, mọi thứ đều xưa cũ. Rồi một con ếch nhảy vào. Khoảnh khắc tĩnh lặng bị quấy động bởi tiếng “Bõm!”
Basho thật sự muốn nói gì?
Ông ấy muốn nói: Thế giới xưa cũ này… và sự tồn tại của bạn chỉ là một tiếng “Bõm!” – một âm thanh ngắn ngủi trong tĩnh lặng. Rồi bạn “ra đi”, sự tĩnh lặng sâu thêm…
Basho làm cho toàn thế giới trở thành phù du, mộng tưởng, chẳng có gì là vững chãi, trường tồn cả. Chỉ có tĩnh lặng ngập tràn. Sự tĩnh lặng ngập tràn chính là bản thể của BẠN. NÓ CŨNG CHÍNH LÀ BẢN THỂ CỦA TOÀN BỘ VŨ TRỤ!
TÔI LÀ AI? CHỈ LÀ MỘT TIẾNG “BÕM!”
Hà Nội, ngày 15/07/2020
Bùi Tâm Văn