LUẬN VỀ GIÀU – NGHÈO

Người có Tiền tuy ăn mặc không thiếu, dù lọng xênh xang, nhưng có lúc bị người và công việc ràng buộc bủa vây khốn đốn, giống nhau trong một ngày đêm lại không được yên ổn.

Người không có tiền, dù sống cuộc sống chật vật, mỗi ngày vẫn trôi qua. Tuy không có Tiền nhưng vẫn thong dong nhàn hạ, an lòng tự tại, đây gọi là “Người bần nhưng chí không bần”.

Đạo lý này cũng chính là sự an lạc hạnh phúc của Thuyết Nhân sinh, giàu và nghèo đều không trở thành điều kiện tuyệt đối!

Cách nhìn của Phật giáo đối với sự giàu nghèo, cho rằng chỉ tô điểm thêm nhân cách tôn nghiêm con người, vốn không có khoảng cách nào. Ví như dùng nước tẩy rửa đồ vật nhơ bẩn, sau khi tẩy rửa và trước khi tẩy rửa, thật ra đồ vật ấy vốn không khác mấy.

Có thể nói, con người mười lần lạnh và nóng, như mộng huyễn bào ảnh, sự giàu và nghèo hay khổ vui chỉ có thể nhận ngay nơi nội tâm chính mình mà thôi. Cho nên, có người tuy ăn uống đạm bạc nhưng luôn an vui. Có người giàu có nhất vùng nhưng luôn âu lo, sầu não.

Nói đúng hơn, khi trong tâm ta rộng mở bằng cả tam thiên, đại thiên thế giới thì dù thân không mảnh đất cắm dùi, cũng vẫn cảm thấy giàu có tột bậc!

Cuộc đời Đức Phật là một minh chứng cụ thể. Đức Phật qua bốn mùa xuân hạ thu đông chỉ mặc một chiếc y phấn tảo, trong lòng vẫn thấy an nhàn thanh thoát. Dù mặc chiếc y tơ vàng quý giá, Ngài cũng không lấy đó làm kiêu hãnh.

Đức Phật có thể ăn uống đạm bạc, cũng có thể thưởng thức cao lương mỹ vị; có thể ngủ một đêm dưới gốc cây, cũng có thể ngon giấc trong lầu vàng điện ngọc; có thể ở ẩn một mình chốn núi rừng, cũng có thể cùng bốn chúng đệ tử ở chung.

Có thể thấy Đức Phật đối với sự giàu sang hèn nghèo, kẻ bần cùng người thông suốt, kẻ được người mất, kẻ hưng thịnh, người suy vong, kẻ đẹp người xấu, kẻ lành người ác,… Tất cả đều không vướng bận trong lòng Ngài. Ngài cũng không theo đuổi sự ham thích ở thế gian, chỉ tùy duyên thích ứng hoàn cảnh. Đây chính là bậc giàu sang nhất!

Thêm một dẫn chứng thời hiện đại: Một người có tiền sống giàu sang, nhà cao cửa rộng, với những thiết bị cao cấp hiện đại, cuộc sống giàu có xa hoa. Bên cạnh có một căn hộ nhỏ xiêu vẹo. Sống trong ấy là đôi vợ chồng nghèo. Tuy cuộc sống không dư dả lắm; nhưng chồng nói, vợ nghe, cuộc sống đầm ấm, yên vui.

Ngược lại, gia đình người giàu thì luôn bị công việc ở công ty vây khốn. Để duy trì thanh thế và danh lợi mà cảm thấy không yên ổn, trong lòng luôn cảm thấy ưu tư… Có người nói: “Ông có muốn bán sự khổ não không? Nếu muốn, ông chỉ cần đem hai mươi triệu đồng đưa cho họ, hai vợ chồng đó tức thì sẽ khổ não”. Hai mươi triệu đồng ư? Được, coi như ta không có số tiền này. Nghĩ vậy, người giàu liền đem tiền đưa cho đôi vợ chồng hàng xóm.

Đôi vợ chồng nghèo mừng vui khôn xiết. Nhưng đêm đến, họ thấy phiền não, vì không biết cất tiền ở đâu? Trằn trọc mãi khiến họ không ngủ được.

Mấy ngày sau, đôi vợ chồng nghèo nghĩ mãi về việc sử dụng số tiền. Do bất đồng ý kiến nên họ cãi nhau, rồi đánh nhau, mất đi tình cảm êm ấm bao năm gây dựng. Rồi hai vợ chồng cũng tỉnh ngộ. Họ nhận thấy tiền bạc đã làm họ khổ não. Nên cuối cùng hai vợ chồng nghèo quyết định đem số tiền đó trả lại cho người giàu…

Đây đương nhiên là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng nó hàm chứa một chân lý sâu sắc, NÓ RĂN NHẮC MỌI NGƯỜI: DANH LỢI NHIỀU LÚC LÀM TĂNG THÊM SỰ PHIỀN NÃO VÀ NGUY HIỂM CHO CON NGƯỜI…!!!

(Hòa Thượng TINH VÂN)

Leave a Reply

Your email address will not be published.