Trút bớt gánh nặng trên đường Đời

Đó là lời khuyên chí tình, chí lý xuất phát từ quan điểm của Đạo Phật.

Trong cuộc sống của mỗi người có nhiều thứ do cố gắng mới đạt được, nên không dễ dàng từ bỏ. Nhưng đôi khi, chúng ta cần buông bỏ tất cả hoặc một phần những gì đạt được, nếu không chúng sẽ trở thành gánh nặng/xiềng xích trói buộc ta.

Nói dễ, làm khó. Trên thế gian số người làm được không nhiều. Nhưng chúng ta cần tĩnh tâm suy nghĩ về điều này và nếu thực hành được thì phúc báo/báu sẽ đến…

Xưa có vị hòa thượng quảy gánh thong thả rảo bước, trên đòn gánh treo một bình đầy nước đậu. Hòa thượng sơ ý trượt té, cái bình rớt xuống đất vỡ nát; nhưng hòa thượng vẫn tiếp tục bước đi như chẳng có chuyện gì xẩy ra.

Bấy giờ, có người chạy tới nói: “Thầy không biết cái bình đã rơi vỡ rồi sao?”. “Ta biết”, hòa thượng ung dung đáp, ta nghe thấy nó rơi vỡ.

“Vậy sao thầy không ngoảnh lại xem phải làm sao?”. “Bình đã vỡ, nước cũng chảy hết, anh nói xem, ta còn có thể làm gì được?”

Mẩu chuyện này muốn nói điều gì? Hẳn các bạn đều đoán ra… Vị hòa thượng trong chuyện không quan tâm đến chuyện được mất ở đời. CON NGƯỜI VỐN KHI SINH RA KHÔNG ĐEM ĐẾN BẤT CỨ THỨ GÌ. CHẾT ĐI CŨNG KHÔNG THỂ MANG THEO BẤT CỨ THỨ GÌ. TẠI SAO PHẢI KHỔ SỞ VÌ NHỮNG VẬT NGOÀI THÂN!

Đường đời giống như một chuyến đi. Nếu mọi sự được mất, thành bại đều gánh trên vai thì sẽ đi được bao xa? Chỉ có thuận theo tự nhiên, không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn mới có thể ung dung đi hết con đường…!!!

Hà Nội, ngày 29/05/2020

Bùi Tâm Văn

Leave a Reply

Your email address will not be published.