Quan hệ giữa giàu có và phẩm hạnh (Socrates)

Socrates – nhà triết học vĩ đại của nhân loại trong cuộc đời mình có những cuộc đối thoại đặc biệt. Cuộc đối thoại giữa ông và nhà quý tộc giàu có nhưng hống hách ở thành phố quê hương ông (Athens) cho ta thấy rõ tư tưởng triết học của ông về mối quan hệ giữa sự giàu có và phẩm hạnh:

Trong tác phẩm Meno của Plato, Socrates có cuộc đối thoại với một người cực kỳ tự tin về sự đúng đắn của quan niệm theo “lẽ phải thông thường” là Meno. Ông này nói với Socrates rằng để là người có phẩm hạnh thì phải rất giàu có. Sự nghèo khó luôn luôn là thất bại của cá nhân chứ không phải là sự tình cờ.

Trước cách đặt vấn đề của Meno như vậy, Socrates quyết định hỏi ông ta mấy câu:

  • Socrates: Theo ngài những thứ tốt có nghĩa là sức khỏe và tài sản?
  • Meno: Tôi nghĩ nó bao gồm cả vàng và bạc, cũng như một vị trí cao và danh giá trong bộ máy nhà nước.
  • Socrates: Đó có phải là những thứ duy nhất mà ngài cho là tốt không?
  • Meno: Đúng, ý tôi là tất cả những thứ kiểu như vậy.
  • Socrates:… Ngài cho rằng việc “có được” những thứ đó có cần phải “công bằng và chính đáng” không, hay điều đó với ngài không quan trọng? Liệu ngài có coi một người là có phẩm hạnh ngay cả khi họ có được những thứ tốt một cách không công bằng hay không?
  • Meno: Chắc chắn là không.
  • Socrates: Như vậy có vẻ là việc có được [vàng và bạc] phải gắn với sự công bằng, chừng mực, lòng hiếu thảo hoặc những yếu tố khác của phẩm hạnh… Thực ra, việc không có vàng hay bạc, nếu xuất phát từ thất bại trong việc có được chúng… trong những trường hợp mà việc có được chúng là không chính đáng, thì bản thân nó lại là phẩm hạnh.
  • Meno: Có vẻ như vậy.
  • Socrates: Như thế có nghĩa là việc có các thứ đó không hề làm cho một người trở nên tốt đẹp hơn là không có chúng…
  • Meno: Kết luận của ngài có vẻ như là tất yếu.

Sau những câu đối thoại trên, Socrates còn cho Meno thấy tiền bạc và ảnh hưởng của bản thân chúng không phải là những điều kiện cần và đủ của phẩm hạnh. Người giàu có thể được ngưỡng mộ nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc tài sản của họ từ đâu mà có. Sự nghèo khó bản thân nó cũng không cho thấy điều gì về giá trị đạo đức của một cá nhân. Không có lí do ràng buộc nào để một người giàu cho rằng tài sản của mình đảm bảo cho phẩm hạnh. Cũng không có lí do ràng buộc nào để một người nghèo nghĩ rằng sự nghèo khó của mình là dấu hiệu của sự đồi bại!

Leave a Reply

Your email address will not be published.